Xuất thân là chàng kỹ sư trẻ trong ngành ngành bán dẫn với hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển), Dr. Jerome Palaganas – đồng sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Nanotronics, đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm từ vật liệu công nghệ Nano có tính bền vững và khả năng tái tạo cao từ thực vật bản địa. Đó cũng là kết quả hành trình nỗ lực ngày đêm của anh và đội ngũ sáng lập.

Hãy cùng Táo tìm hiểu về câu chuyện khởi nghiệp của vị khách mời đặc biệt trong số này nhé!

Anh hãy giới thiệu sơ lược về bản thân và hành trình dẫn đến con đường khởi nghiệp của mình?

Đầu tiên, tôi xin gửi lời chào đến Cộng đồng Táo Khởi Nghiệp của quý bạn. Tôi rất vui vì có thể trở thành một trong những khách mời trong chuỗi các câu chuyện về hành trình khởi nghiệp của cộng đồng Táo. 

Tôi tên là Jerome Palaganas – nhà khoa học vật liệu Nano, Co-founder kiêm CEO của Tập đoàn Nanotronics, tôi đang làm việc trong lĩnh vực vật liệu công nghệ nano (Nanomaterials) và công nghệ chế tạo đắp lớp (Additive manufacturing), hay còn gọi là công nghệ in 3D. Bổ sung cho chuyên môn này, tôi có các môn học nâng cao về khoa học, kỹ thuật vật liệu, và quản trị kinh doanh. 

Mặt khác, tôi có xuất thân chính từ ngành bán dẫn với hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm và chuyên môn trong các lĩnh vực R&D – nghiên cứu và phát triển hoạt động doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ; cụ thể như: giới thiệu sản phẩm mới, phát triển công nghệ, kỹ thuật quy trình, quản lý chương trình và phát triển kinh doanh. Chuyên môn của tôi là về vật liệu nano cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước chúng tôi, Philippines đã truyền cảm hứng và động lực để tôi xây dựng một công ty khởi nghiệp tập trung vào vật liệu nano tiên tiến và bền vững có nguồn gốc từ thực vật bản địa có khả năng tái tạo cao. 

Hình ảnh sản phẩm của Tập đoàn Nanotronics.

Anh đã trải qua những Startup, dự án hay doanh nghiệp nào? Và đâu là điều khiến cho anh/ chị cảm thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

Thuở đầu dấn thân vào nghề, tôi đã may mắn được làm việc trong 3 công ty khởi nghiệp dòng sản phẩm khác nhau ở hai công ty khác nhau. Những kinh nghiệm này đã cung cấp cho tôi sự đào tạo cần thiết như tính kỷ luật, các kỹ năng và tư duy về cách phát triển lớn mạnh trong môi trường khởi nghiệp.

Ngoài ra, công việc của tôi với tư cách là người quản lý chương trình, xử lý các tài khoản blue chip (loại cổ phiếu được phát hành bởi những công ty lớn về vốn hóa và có uy tín trên thị trường) trong công ty. Bên cạnh đó, tôi cũng đảm nhiệm vai trò giới thiệu sản phẩm và quản lý vòng đời sản phẩm, điều mà thật sự đã giúp tôi phát triển thêm kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, quản lý dự án và tiếp xúc đa dạng các nền đa văn hóa. Nhìn chung, có thể nói những trải nghiệm tuyệt vời đó đã có tác động đáng kể đến việc định hình con người tôi của hiện tại. 

Hãy kể 3 từ về bản thân mà anh cảm thấy đúng nhất? Vì sao anh lại chọn 3 từ này?

Nếu có 3 từ miêu tả về bản thân, tôi nghĩ đó là “Học hỏi”, “Đam mê” và “Định hướng mục tiêu” một cách cụ thể hơn:

Đầu tiên, “Học hỏi” – thực tế mà nói tôi là người thích tìm hiểu mọi thứ và rất mong muốn có thể áp dụng chúng, những nguồn kiến thức tôi thường học hỏi có thể là từ sách báo, các khóa học trực tuyến từ các chuyên gia và các hội thảo trên web. 

Thứ hai, “Đam mê” – khi tôi làm một điều gì đó, tôi sẽ luôn cố gắng hết sức dù ở khía cạnh cá nhân hay nghề nghiệp trong cuộc sống. Đôi lúc, tôi quá say mê và đắm chìm vào một sở thích hay công việc mà tôi yêu thích mà quên mất thời gian.

Cuối cùng, “Định hướng mục tiêu” – ngay cả khi còn trẻ, tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu dài hạn. Sau khi đạt được những mục tiêu đã đề ra, mục tiêu mới sẽ luôn được thiết lập. Qua nhiều năm, tôi đã nâng tầm và thử thách bản thân để đạt được những mục tiêu có tính thách thức hơn, điều này cũng áp dụng cho công việc kinh doanh và cho công ty khởi nghiệp của tôi.

Sở thích ngoài công việc của anh là gì?

Khi có thời gian rảnh rỗi, tôi thường xuyên tập thể dục như đi bộ. Nó không chỉ là một hình thức tập thể dục mà còn là thời điểm tốt để lên chiến lược và xây dựng mục tiêu.

Ngoài ra, tôi cũng rất thích nấu ăn cho gia đình. Chuẩn bị, nấu nướng và phục vụ những món ăn ngon cho những người thân yêu của tôi, theo một cách nào đó có thể gọi là tạo sự gắn kết giữa tôi với họ. Tương tự như vậy, tôi thích xem những bộ phim hay cùng gia đình để thư giãn, thưởng thức và gắn kết tình cảm với họ.

Ai là người truyền cảm hứng cho anh nhiều nhất? Vì sao?

Đối với tôi mà nói, những nhân vật truyền cảm hứng cho bản thân là Elon Musk và Steve Jobs cũng như là triết lý làm việc của họ. 

Bên cạnh đó, tôi cũng tán thành các triết lý của họ về:

  • Tìm thấy niềm đam mê
  • Tìm kiếm những điều mình thực sự thích
  • Tin vào những gì bạn làm
  • Cống hiến hết sức mình
  • Không bao giờ bỏ cuộc

Cuốn sách yêu thích nhất của anh?

Có rất nhiều cuốn sách hay mà tôi yêu thích. Nhưng cuốn sách đã truyền cảm hứng để tôi trở thành một doanh nhân đó là “How to become a CEO” – “Làm thế nào để trở thành một Giám đốc điều hành” được chắp chút bởi tác giả Jeffrey J. Fox. Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn giữ cuốn sách này trong bộ sưu tập cá nhân, tôi vẫn nhớ rõ thời điểm mà tôi mua nó từ Amazon vào năm 1997.

Trong thời gian đó, tôi chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một kỹ sư trẻ trong ngành bán dẫn. Nhưng tất nhiên, thời điểm đó tôi đã rất mong đợi để có một dự án kinh doanh của riêng mình.

 Câu Quote yêu thích của anh? Vì sao?

Câu nói mà tôi thích và có sự tác động đến tôi đó là  What your mind can conceive, your body can achieve.” – “Những gì tâm trí có thể tưởng tượng và tin tưởng, nó có thể đạt được.”

Tôi nhận ra rằng sự tin tưởng năng lực của bản thân và thiết lập mục tiêu là hai nguyên tắc quan trọng để đạt được bất cứ điều gì trong cuộc sống.

Những mất mát lớn nhất khi khởi nghiệp của anh là gì?

Tôi sẽ không nói rằng có nhiều mất mát lớn khi khởi nghiệp, nhưng tất nhiên sẽ có những đánh đổi, giống như bất cứ điều gì chúng ta làm trong sự nghiệp hoặc trong cuộc sống nói chung. Ví dụ, có một số đặc quyền của công ty mà tôi đã bỏ lỡ khi tôi đang làm việc toàn thời gian trong một công ty khởi nghiệp. Ngược lại, có rất nhiều cơ hội được mở ra, nhưng tôi có thể sẽ bỏ lỡ hoặc không nhận ra nó nếu chỉ làm một công việc văn phòng từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

 Khó khăn hay biến cố lớn nhất trong chặng đường khởi nghiệp mà anh từng trải qua? Và cách anh đã đối mặt với nó?

Giống như bất kỳ công ty khởi nghiệp nào khác, thách thức lớn nhất trong hành trình của chúng tôi là nguồn vốn. Vì lĩnh vực của chúng tôi là công nghệ nano nên cường độ sử dụng vốn rất cao. Chính vì vậy, để sản xuất MVP (Sản phẩm khả dụng tối thiểu), điều quan trọng là chúng tôi phải đảm bảo nguồn vốn để tối thiểu có thể thiết lập được một phòng thí nghiệm. 

May mắn thay, một cơ hội với Sở Khoa học và Công Nghệ đã đến với chúng tôi. Khi biết thông tin này, ngay lập tức chúng tôi đã nộp đơn. Mặc dù, đó là quá trình lâu dài và gian khổ khi nộp đơn xin tài trợ, nhưng chúng tôi đã làm hết sức mình và may mắn là đủ để được cấp quỹ cho phép công ty thành lập cơ sở sản xuất thử nghiệm. Sau đó, sản phẩm khả dụng tối thiểu của doanh nghiệp cũng đã được sản xuất vào năm 2018.

Định hướng công việc trong thời gian sắp tới của anh là gì?

Mục tiêu của chúng tôi là định vị chỗ đứng của Nanotronics ở Philippines với vai trò như là một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm vật liệu nano trong ngành. Một cách lạc quan, chúng tôi nhìn vào khả năng thâm nhập thị trường Châu Á trong vòng 2-3 năm tới. Theo sau đó sẽ là thị trường ở Châu Âu và Hoa Kỳ. 

Một cách liên tục, chúng tôi lên kế hoạch tăng năng lực sản xuất hiện có của mình, để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới từ nay cho đến 5 năm tới. 

Hơn nữa, chúng tôi mong muốn phát hành các sản phẩm mới và phù hợp dựa trên các vật liệu nano hiện có của doanh nghiệp trong 5 năm tới. Các bạn có thể theo dõi các bản phát hành sản phẩm mới của chúng tôi, chúng sẽ được ra mắt sớm thôi.

Hình ảnh Tập đoàn Nanotronics tham gia Tuần lễ khởi nghiệp PH.

  Lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp?

Dưới đây là những lời khuyên mà tôi muốn chia sẻ với những người sáng lập startup trong tương lai.

Đầu tiên, bạn phải tìm và xây dựng một đội ngũ giỏi – với nền tảng, học vấn và kinh nghiệm bổ sung cho nhau. 

Tiếp theo là, khởi tạo và xây dựng một sản phẩm không chỉ giải quyết được vấn đề thực tế của ngành mà còn phải có nhiều lớp lợi thế cạnh tranh khác biệt.

Thứ ba, hãy tìm những cố vấn tốt. Những người cố vấn giỏi có thể cung cấp rất nhiều giá trị gia tăng và cả chặng đường cho công ty khởi nghiệp của bạn. 

Thứ tư, hãy luôn lắng nghe khách hàng của bạn. Đólà một nguồn phản hồi có lợi để cải tiến xây dựng và phát triển sản phẩm tốt hơn cũng như là các sản phẩm mới.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, xây dựng và làm việc với các đối tác tốt và đáng tin cậy, như nhà cung ứng, nhà cung cấp, kênh tin tức, v.v. Bạn không thể xây dựng (các) sản phẩm của mình một mình nếu không có sự hỗ trợ quý giá từ các đối tác chính.

Và đó là toàn bộ những trair nghiệm và bài học tôi muốn chia sẻ đến quý bạn.

Team Táo chân thành cảm ơn những chia sẻ thú vị về hành trình khởi nghiệp của anh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây