Cách xác định chỉ số North Star Metric (NSM)

0
498

Chỉ số North Star Metrics (NSM) – hay chỉ số Sao Bắc Đẩu của bạn là chỉ số thể hiện giá trị cốt lõi mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng

Bạn có thể đã nghe thuật ngữ NSM trước đây, vậy nó có nghĩa là gì?

NSM là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một tổ chức để phân tích dữ liệu cho phép thể hiện giá trị cốt lõi mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng. Các ví dụ về NSM nổi tiếng là: Spotify = ‘Thời gian nghe’, Airbnb = ‘Số đêm đã đặt’, Facebook = ‘Người dùng hoạt động hàng tháng’.

North Star Metric(NSM)

Để hiểu được tầm quan trọng của NSM, hãy tưởng tượng bạn đang xây dựng một doanh nghiệp, mỗi ngày đều có ai đó cung cấp cho bạn tất cả câu trả lời, giải pháp cho mọi vấn đề. Bạn sẽ tốt với điều đó chứ? Tôi nghĩ là không.

Chỉ số NSM là một thứ cần thiết để doanh nghiệp có hướng đi đúng. Đó là một công cụ cho phép bạn đo lường mức độ trong việc thực hiện mục tiêu. Và đó còn cho biết bạn đang tiến hành tới đâu, đi đúng hướng hay đang rời xa khỏi vấn đề, mục tiêu.

NSM thực sự quan trọng, nó giúp doanh nghiệp quan sát, đánh giá các chỉ số, dữ liệu một cách khách quan xoay quanh mục tiêu trọng tâm đã đặt ra. Ví dụ: điểm hài lòng của khách hàng, số liệu bán hàng, mức độ tương tác người dùng, . . .đều là những con số giá trị – nhưng có thể gây hiểu lầm nếu không có mục tiêu tổng quát (NSM). Nếu những chỉ số đó không được liên kết với một mục tiêu tổng thể thì mọi thứ rất dễ trở nên mất tập trung và việc đạt được những mục tiêu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn không thể đo lường mục tiêu rõ ràng, dù bạn có cố gắng thật nhiều, thì nó cũng khiến bạn mơ hồ và nản chí, mệt mỏi.

NSM là thứ giúp bạn có một cái nhìn toàn cảnh về hiệu suất (KPI) bạn đặt ra để đo lường tiến trình hoạt động kinh doanh. Mục đích: giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng.

Những mục tiêu, chỉ số không nên là những thứ trừu tượng, khó đong đếm, chẳng hạn như “sẽ có nhiều khách hàng hơn”, “sẽ tương tác nhiều hơn”, “có thể đạt được khoảng rất lớn”, . . . Có thể cách đặt mục tiêu như vậy trong lần đầu sẽ có ích nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nhưng sự thật chúng không thể cho bạn những thông tin cụ thể vì nó rất mơ hồ. Ví dụ: nếu bạn nói với nhóm của mình rằng mục tiêu của bạn là tạo ra nhiều khách hàng hơn so với năm ngoái, thì nhóm của bạn sẽ không biết liệu điều đó có thể xảy ra hay không. Nói cách khác, chìa khóa để tìm ra thứ dữ liệu giúp bạn và nhóm của bạn đi đúng hướng chính là có một kế hoạch cụ thể, có thể là giới hạn khoảng thời gian, và theo dõi những chỉ số dữ liệu được tạo ra, chọn những điểm dữ liệu chính làm trọng tâm dựa trên mục tiêu chung của nhóm.

Chỉ số NSM quan trọng vì nó cung cấp cho nhóm của bạn một điều để tập hợp mọi thứ xung quanh tập trung vào nó. Và tất cả mọi người nên hiểu biết về NSM cùng cách họ đóng góp vào đó.

Chỉ số NSM cũng có thể là những chỉ số cực kì đơn giản

Hãy đi sâu vào năm đặc điểm của chỉ số NSM để bạn có thể tìm được chỉ số NSM cho doanh nghiệp của bạn ngay bây giờ.

Chỉ số NSM là một chỉ số thể hiện giá trị cốt lõi mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng, lý tưởng là ở một con số duy nhất. Nó phải cụ thể cho doanh nghiệp của bạn và dễ hiểu và dễ đo lường.

Chỉ số NSM phải có thể để mọi người truy cập được, tất cả các thành viên trong nhóm của bạn phải hiểu và nên thường xuyên giao tiếp, trao đổi ngay cả khi họ không làm việc trong các công việc liên quan đến khoa học dữ liệu hoặc phân tích. Việc có chỉ số NSM rõ ràng giúp mọi thứ trong tổ chức luôn phù hợp với những gì quan trọng nhất khi đưa ra quyết định về các tính năng hoặc sản phẩm mới – điều này sẽ giúp họ thành công hơn bằng cách đưa chúng đến gần hơn với nhu cầu của người dùng.

Chỉ số NSM giống như la bàn. Nó sẽ hướng bạn đến đích và giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng phải biết cách sử dụng nó. Bạn có thể sử dụng khung bên dưới để xác định chỉ số NSM của mình và áp dụng nó để giúp công ty của bạn vượt qua bất kỳ thay đổi hoặc thách thức nào khi thực hiện những kế hoạch, mục tiêu.

Gần đây, tôi đã xem một bài báo của Shivaprasad H về cách bạn có thể sắp xếp suy nghĩ của mình để xác định chỉ số NSM của bạn. Tác giả phát biểu như sau:

Một số ví dụ:

Các nhà quản lý sản phẩm làm việc trong các công ty lâu đời đã nhận ra điều này, nhưng nếu bạn là quản lý sản phẩm ở công ty startup mới thành lập hoặc một nhà khởi nghiệp, thì điều này thực sự có ý nghĩa lớn đối với bạn.

Vì vậy, giả sử bạn là người sáng lập cửa hàng trực tuyến bán các sản phẩm ăn chay. Chỉ số NSM của bạn sẽ là: Giá trị đặt hàng trung bình – được xác định là tổng số tiền chi tiêu cho mỗi đơn hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó được tính bằng công thức sau.

Xác định các chỉ số trung gian

Là người quản lý sản phẩm trong một tổ chức lớn, không thể dễ dàng tác động trực tiếp đến chỉ số NSM. Trong các tình huống này, bạn sẽ phải xác định các chỉ số trung gian có thể được xác định ở cấp sản phẩm / tính năng, cuối cùng đưa chỉ số NSM đi đúng hướng. Quay trở lại ví dụ của chúng tôi về một cửa hàng thuần chay trực tuyến, nếu tôi là quản lý sản phẩm, dưới đây là một số chỉ số trung gian mà tôi sẽ đo lường vì để tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV), có các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, mức tồn kho, khả năng phân phối và giao hàng chặng cuối, chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chỉ số NSM:

Ưu tiên các chỉ số trung gian của bạn và đặt mục tiêu táo bạo

Sau khi xác định các chỉ số trung gian, bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa chỉ số thông qua nhiều kênh. Ưu tiên các chỉ số của bạn cho phù hợp, để ý đến những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến chúng. Đặt ra các mục tiêu táo bạo để nhóm của bạn có động lực giải quyết chúng.

Kết thúc

Tóm lại, các chỉ số của NSM có thể sử dụng để tạo ra một chiến lược hiệu quả, sắp xếp tất cả mọi thứ xung quanh, tập trung một mục tiêu duy nhất quán, nên có văn hóa làm việc linh hoạt  được đo lường bởi các công cụ phân tích, theo dõi hoạt động hiệu quả. Hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của sản phẩm của bạn là tăng trưởng và thành công, vì vậy, đôi khi bạn sẽ cần xoay vòng và thay đổi các chỉ số mà bạn tập trung vào – nếu không, bạn có thể thấy mình đang đuổi nhầm những ngôi sao khác!

Nguồn: Mind The Product


Nếu bạn quan tâm đến các serie bài viết về việc phát triển sản phẩm, bạn có thể theo dõi serie “Chuyện Sản Phẩm” của cộng đồng Táo Khởi Nghiệp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây