Bối cảnh xã hội

Dưới tác động của Covid-19, các tổ chức buộc phải thử nghiệm các phương thức làm việc mà trước đó chỉ tưởng tượng đến việc áp dụng chúng trong tương lai. Cụ thể là các chính sách làm việc tại nhà hay giãn cách xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người làm việc và tương tác với nhau. Thế nhưng, dịch bệnh không chỉ tác động sâu sắc lên các công việc nói chung (hơn là chỉ đề cập đến việc thay đổi vị trí làm việc), mà còn thay đổi cả về cách công việc được thực hiện và cách con người xử lý chúng.

Có những thứ, những việc chúng ta chưa từng tưởng tượng hoặc nghĩ đến trong một vài vài tuần trước, thì nay, nhiều công nhân đã đang làm rồi. Nhân viên trong các công ty may mặc như Brooks BrothersNew Balance hiện đang sản xuất khẩu trang và áo phẫu thuật. Trong khi Tesla, FordGeneral Motors, là những nhà máy sản xuất ô tô đã phải ngừng hoạt động của do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh, thì nay đã dùng chính các nhà máy của mình để sản xuất máy thở từ các bộ phận xe hơi.

Tuy nhiên, đại dịch cũng mang lại những cơ hội vô cùng lớn nếu biết nắm bắt. Đây là thời cơ để các nhà lãnh đạo làm mới các công việc (mà bình thường quan trọng ở cách thức thực hiện) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của tổ chức, nhu cầu của khách hàng và của nhân viên. Cụ thể là sắp xếp lại công việc và để nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau.

Bài viết đầu tiên này sẽ đưa ra 1 trong 3 đề xuất về cách để chuyển các công việc và nhân sự đến địa điểm và thời gian cần thiết nhất, từ đó xây dựng khả năng phục hồi và sự linh hoạt của tổ chức trong tình hình bất ổn định như hiện nay và khi nền kinh tế hồi phục.

1.Linh hoạt công việc cho toàn tổ chức

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, làm sao để các công việc được giải quyết theo thứ tự ưu tiên một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là một câu hỏi lớn. Để trả lời câu hỏi này thì trước tiên phải lấy ví dụ từ chính ngân hàng Bank of America. Như một cách để đối phó với khủng hoảng từ Covid-19, ngân hàng này đang tạm thời chuyển hơn 3.000 nhân viên từ khắp các ngân hàng con sang các vị trí chăm sóc khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nhỏ nói riêng.

Tiếp theo, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp thoát ra khỏi những hạn chế và sự cứng nhắc khi trước. Từ đó giải quyết được những thách thức kinh doanh nảy ra trong thời gian này bằng cách “áp” những nhiệm vụ phù hợp cho các nhân viên tài năng. Khi này, đội ngũ được trao quyền hoạt động bên ngoài hệ thống phân cấp tổ chức hiện tại.

Nhiều tổ chức, chẳng hạn như Allianz Global InvestorsCisco, đã thiết lập hệ thống các dự án nội bộ, phân chia công việc thành các dự án và nhiệm vụ nhỏ. Nhờ vậy mà các nhân viên dù ở bất cứ đâu hay bất kỳ trình độ nào đều có thể đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ. Với hệ thống dự án này, các nhân viên tự cảm thấy “kém cỏi” trước đây đều nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy các công việc khác nhau mà họ có thể đảm nhận, từ đó tự tin hơn với sự đóng góp và sự khác biệt của bản thân.

Việc tạo ra một hệ thống như vậy cũng giúp các tổ chức giải quyết được nhiều vấn đề trước đó hay gặp phải, như việc nhân viên bị bệnh, dự án mới cần thêm thành viên hay việc kinh doanh bị “đóng băng” đột ngột. Một quản lý phụ trách tuyển dụng đã chia nhỏ đầu việc của một nhân sự cần tuyển dụng thành năm nhiệm vụ bán thời gian cho những nhân viên hiện tại trước tình hình đóng băng kinh doanh gần đây. Từ đó tạo cho nhân viên có thêm cơ hội mới để học hỏi và phát triển, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

~ Còn tiếp ~

*********

Xem bài viết gốc tại đây

Tìm hiểu thêm về cộng đồng Táo Khởi Nghiệp tại đây.

Tìm hiểu về các dịch vụ mà Táo Khởi Nghiệp cung cấp tại đây.

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây