Tiếp nối thông báo của Hồng Kông về cấp giấy phép hoạt động cho ngân hàng số, Singapore cũng ra thông báo về ý định thực hiện điều tương tự; cho phép các doanh nghiệp không có mối liên hệ nào tới ngân hàng triển khai theo nghiệp vụ ngân hàng.

Ngân hàng số hiểu nôm na là các ngân hàng hoạt động không có trụ sở/chi nhánh vật lý, động lực của mối quan tâm tới ngân hàng số của Singapore hoàn toàn dễ nhận thấy giống như sức ép đang đẩy các ngân hàng truyền thống dịch chuyển sang môi trường số, đó là: khả năng tiếp cận tới tập khách hàng không giới hạn, giảm chi phí vận hành và tự động hóa hoạt động giao dịch của ngân hàng.

Phụ thuộc vào bạn ở khu vực nào của thế giới có khá nhiều thuật ngữ có thể sử dụng hoán đổi cho nhau như: ngân hàng ảo, kẻ thách thức ngân hàng, hay ngân hàng số.

Đối với Singapore, giấy phép ngân hàng số được triển khai nhằm giúp phục vụ các tập khách hàng chưa với tới được ngân hàng như doanh nghiệp nhỏ, trên thực tế các hồ sơ xin cấp phép sẽ cần giải trình được phương thức phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng như thế nào.

Varun Mittal, EY Global Emerging Markets Fintech Leader, đã bình luận như sau:

“MAS luôn là một trong những thành phần mạnh mẽ mang tới sự quản lý cân bằng giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua khai triển hướng tiếp cận chấp nhận rủi ro để nhằm đề xuất phương thức quản lý cho sản phẩm, cách thức hoặc cơ chế mới.”

Dưới đây là những điểm bạn nên biết về ngân hàng số tại Singapore:

1. Singapore sẽ cấp 5 giấy phép

Tharman Shanmugaratnam, chủ tịch của Monetary Authority of Singapore, sẽ cấp giấy phép cho 05 ngân hàng số: 2 là giấy phép đầy đủ chức năng của ngân hàng số và 3 cái còn lại dùng cho các hộ kinh doanh nhỏ và đối tượng không thuộc diện bán lẻ.

Cả 5 giấy phép này đều được cấp trong phạm vi dự án thử nghiệm của MAS, và các nhà làm luật thông qua dự án thử nghiệm sẽ đưa ra quyết định có nên mở rộng việc cấp phép trong tương lai.

2. Các ngân hàng địa phương không cần bổ sung thêm bất cứ giấy phép nào

Trên thực tế, các ngân hàng địa phương đã có giấy phép trên toàn quốc có thể tung ra dịch vụ ngân hàng số của riêng mình, cùng với 05 giấy phép ngân hàng số sẽ sớm được thông qua tham gia vận hành với hệ sinh thái các ngân hàng được thiết lập và cấp phép từ trước. Tất cả các ngân hàng này được điều chỉnh bằng luật tài chính ngân hàng ra đời từ năm 2000.

Vì thế, Singapore sẽ có nhiều hơn 05 ngân hàng số, chỉ khác là các ngân hàng truyền thống vẫn sẽ vận hành theo giấy phép hiện có.

3. Phân biệt 02 loại giấy phép

Ba giấy phép dành cho ngân hàng phục vụ pháp nhân, hướng tới cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và không thể nhận tiền từ cá nhân (trừ khoản đặt cọc có giá trị tối thiểu 250,000 $SG) nhưng lại hoàn toàn miễn phí để mở và duy trì tài khoản cho doanh nghiệp SMEs hay DN khác.

Vốn và luật thanh khoản không hề khác biệt như các ngân hàng dành cho pháp nhân hiện có, và họ cần một khoản ký quỹ tối thiểu không ít hơn 100 triệu $SG.

4. Giấy phép đầy đủ tính năng của ngân hàng sẽ được cấp theo giai đoạn

Giai đoạn đầu tiên là GIAI ĐOẠN 1. GIỚI HẠN NGHIỆP VỤ, chỉ cho phép các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư đơn giản. MAS sẽ giám sát khoản tín dụng cấp phép, và bị hạn chế các sản phẩm đầu tư phức tạp như trái phiếu, chứng khoán phái sinh, và mua bán tài sản.

Ngược lại, khoản tiền ký quỹ cũng khá thấp: chỉ có SG$15 triệu.

Các khoản ký quỹ và giới hạn nghiệp vụ kinh doanh sẽ dần dần dược nới lỏng khi ngân hàng số chứng minh được khả năng quản lý rủi ro, và hoạt động theo đúng định vị giá trị trong đề xuất xin giấy phép hoạt động.

Một khi họ chứng minh được khả năng tuân thủ và MAS xác nhận họ thỏa mãn tất cả các mốc thời hạn yêu cầu, họ sẽ nhận được giấy phép giai đoạn 2: Ngân hàng số đầy đủ chức năng. Kể từ đó, tất cả yêu cầu đặt cọc sẽ được dỡ bỏ, nhưng ngược lại cần tới khoản vốn điều lệ lên tới SG$1.5 tỷ.

Cũng không có bất cứ thời hạn nào cho việc chuyển đổi từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2. Thay vào đó, MAS sẽ xem xét bản kế hoạch đệ trình chuyển đổi của họ để quyết định thời điểm được phép vận hành theo giấy phép ngân hàng số đầy đủ.

5. Các ứng viên tiềm năng là Razer, Grab, InstaREM, Singtel

Theo Business Times, InstaRem, công ty chuyên về chuyển/nhận tiền quốc tế đã thể hiện mối qua tâm tới việc xin cấp phép ngân hàng số, tương tự như Razer, công ty chuyên về game, ví điện tử có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực fintech.

Một số công ty khác cũng bày tỏ mối quan tâm là Singtel và Grab, các công ty đã tung ra dịch vụ tài chính dưới dạng fintech và được đồn đoán đang nỗ lực dịch chuyển sang lĩnh vực ngân hàng số.

6. Ngân hàng số MỚI cần đặt trụ sở tại Singapore

Một giấy phép đầy đủ chỉ được cấp cho các công ty đặt tru sở chính tại Singapore và do công dân Singapore kiểm soát. Các công ty nước ngoài vẫn có cơ hội nhưng họ cần thành lập liên doanh với công ty bản địa, và công ty địa phương giữ cổ phần chi phối trong liên doanh.

Các công ty cũng cần có hồ sơ rõ ràng về hoạt động vận hành doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh hiện tại về công nghệ hay thương mại điện tử.

Hồ sơ ứng viên nộp tới hết tháng 08.

7. Mô hình kinh doanh đột phá không được chấp thuận cấp phép

MAS sẽ từ chối cấp phép cho bất cứ ngân hàng nào đưa ra mô hình kinh doanh phá hủy giá trị của đối thủ để chiếm lĩnh thị phần.

Phá hủy giá trị cạnh tranh ở đây được hiểu là khi một lĩnh vực đã hình thành và thiết lập xuất hiện rất nhiều giá trị bị thay thế hoặc bị mất đi. Một ví dụ là khi công ty gọi xe công nghệ ra đời và thâm nhập đã phá hủy hoàn toàn ngành dịch vụ taxi truyền thống.

Điều đáng lưu ý ở đây là MAS sẽ tập trung vào các công ty gia tăng giá trị vào hệ sinh thái hiện có hơn là những kẻ phá hủy cuộc chơi đã định hình, MAS không muốn phải đi thỏa hiệp về các vị trí định vị của lĩnh vực ngân hàng nội địa, họ là những ngân hàng hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần ngành. Mục đích cuối cùng là giữ cả hệ thống tài chính ở trạng thái cân bằng và có kiểm soát.

Nguồn: Ellia Pikri

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây