Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết nguyên đán. Các nhã hàng đã rục rịch tung ra các TVC quảng cáo. Các chương trình khuyến mãi, tặng quà đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chỉ chờ ngày “vàng” để tung ra. Hãy cùng Táo điểm lại những thói quen tiêu dùng của người Việt trong dịp tết

Sự thay đổi trong tiêu dùng của ngươi Việt

Sự gia tăng đang kinh ngạc trong việc sử dụng smartphone và kết nối internet đã dẫn đến những thay đổi rõ rệt trong lối sống của người tiêu dùng Việt trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong báo cáo mới nhất của Decision Lab, The Ultimate Guide – là một công cụ hữu ích cho các nhà quảng cáo điều hướng website phức tạp … Việt Nam đang phát triển thói quen kỹ thuật số. Tết Canh Tý sắp đến, hãy sử dụng tài liệu này như một bí kíp để hiểu rõ hơn về thói quen của người dùng Việt khi sử dụng internet như các nền tảng được sử dụng nhiều nhất, “khung giờ vàng” có nhiều người online nhất

Mạng xã hội tác động thế nào tới thói quen tiêu dùng của người Việt

Thói quen tiêu dùng của người Việt
Thói quen tiêu dùng của người Việt

Ở Việt Nam, Facebook vẫn là mạng xã hội mạnh nhất, được sử dụng nhiều nhất và trở thành mạng xã hội quan trọng nhất. Theo khảo sát của Decision Lab, 97% người dùng trên internet đang sử dụng Facebook và 63% trong số đó coi nó là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Một vài mạng xã hội khác đã xuất hiện trong những năm gần đây và bắt đầu có chỗ đứng riêng cho mình. Trung bình trên một chiếc smartphone ở Việt Name hiện nay có khoảng 3,7 ứng dụng mạng xã hội được tải xuống và người tiêu dùng Việt Nam thường chọn 1 hoặc 2 apps mà họ coi nó là không thể thiếu.

Đáng chú ý, Facebook phổ biến với nhiều nhóm tuổi khác nhau trong khi đó các ứng dụng khác có mức độ phân khúc theo từng nhóm độ tuổi riêng biệt.

Ví dụ: Trong khi ứng dụng nhắn tin tiếng Việt, Zalo được sử dụng nhiều ở 2 thế hệ Gen Xers(86%) và Millennials(90%) thì Instagram and TikTok’s là 2 ứng dụng rất được yêu thích ở các đối tượng trẻ hơn. Trong đó, 25% Gen Zers cho biết một trong những mạng xã hội họ sử dụng hàng ngày đó là Tik Tok – một nền tảng chia sẻ video dạng ngắn và đang tăng trưởng rất mạnh mẽ, 66% trong số họ là những instagramers – Instagram là một ứng dụng nổi tiếng giúp người dùng chia sẻ những hình ảnh, video, story của họ tới mọi người.

“There is an app for that!”

Tạm dịch “Có 1 ứng dụng cho điều đó!” đây khẩu hiệu nổi tiếng của Apple năm 2009, nó không thực sự phù hợp đối với thói quen online của người dùng Việt. Ngày nay, người tiêu dùng có thể truy cập những nội dung yêu thích của họ chỉ thông qua vài thao tác chạm vào màn hình cảm ứng.

  • Youtube vẫn là nền tảng phổ biến nhất để nghe nhạc, với 57% người Việt Nam yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các đối thủ trong nước và quốc tế bỏ cuộc, Spotify- ứng dụng nghe nhạc, cung cấp cho users quyền truy cập vào hàng triệu bài hát, podcast và video từ các nghệ sỹ trên toàn thế giới – đã tìm cho mình một lượng khán giả riêng biệt trong số các Gen Z audiophiles.
  • Youtube cũng là nền tảng hàng đầu khi nói đến xem phim, đây là ứng dụng được người dùng Việt yêu thích sử dụng với tần suất cao, với 66% người xem ít nhất 1 lần trong 1 ngày. Có thể thấy như biểu đồ bên dưới, các website chiếu phim trực tuyến ít phổ biến hơn rất nhiều.
  • Tuy nhiên khi nhắc đến video dạng ngắn, 2 nền tảng Facebook và Youtube là ngang bằng nhau (41% và 40%). Sự khác biệt tạo ra bởi 2 thế hệ Gen Z và Millennials, cả 2 thể hệ này đều có thói quen xem video ngắn trên Facebook hơn Youtube. Ngược lại, thế hệ Gen X ưa chuộng xem video ngắn trên Youtube nhiều hơn.
  • Về tin tức hàng ngày, Facebook được các nhà xuất bản tận dụng như một phương tiện để tăng lưu lượng truy cập của riêng họ, 36% người dùng Việt cho biết họ thường biết được các tin tức thông qua mạng xã hội.
  • Facebook cũng là mạng xã hội phổ biến nhất để kết nối bạn bè, tuy nhiên Gen Z đang ngày càng sử dụng Messenger làm kênh ưa thích để liên lạc.
  • Ngoài ra, Facebook cũng là ứng dụng được số đông người dùng Việt(61%) sử dụng khi lướt web mà có mục đích cụ thể.

Tóm lại

Mặc dù ngày nay các nhà tiếp thị có thể rất dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng thông qua các trang mạng xã hội, nhưng vẫn còn tùy thuộc vào cách thức tiếp thị và tư duy của mỗi cá nhân để có mặt đúng nơi và đúng thời điểm. Nó cũng chính là một phương thức tiếp thị cốt lõi để các nhà tiếp thị không chỉ biết người tiêu dùng tiềm năng ở đâu mà còn hiểu cách họ phản ứng với nội dung tiếp thị của họ trên nhiều nền tảng khác nhau.

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây