Mình liệt kê ra những lựa chọn phổ biến và hiệu quả nhất hiện tại để mọi người tham khảo và ứng dụng, có người sẽ áp dụng 1 hoặc nhiều kênh cùng lúc tuỳ vào mục tiêu và nguồn lực riêng nhé.
1. Kết hợp với App/Website trung gian đặt món tổng hợp
Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho việc khởi động mô hình này.
– Đại diện tiêu biểu: GrabFood, Now, GoFood, Baemin, VietnamMM.
– Ưu điểm: User có sẵn (rất nhiều), giúp chúng ta tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi phí sale, marketing, branding, operation vì những đối tác này có hệ thống công nghệ rất tốt, thương hiệu mạnh, người dùng nhiều, dịch vụ trung gian đa dạng (giao hàng, chăm sóc khách hàng).
– Nhược điểm: Chi phí hoa hồng sẽ trở thành gánh nặng trong tương lai nếu phát triển đến quy mô lớn mà không thể cắt giảm chi phí này, lệ thuộc hoàn toàn vào sự sống còn của đối tác (họ ngủm thì mình cũng ra đi), mất kiểm soát chất lượng ở những dịch vụ trung gian do đối tác cung cấp, nhận diện thương hiệu nhà hàng mất ưu thế so với thương hiệu app (user biết tên app chứ có thể ko nhớ tên nhà hàng).
2. Bán bằng app/web tự xây dựng
Đây là lựa chọn phù hợp cho các brand đã đủ lớn, có chuỗi cửa hàng phủ sóng rộng và doanh số to, có số lượng lớn khách hàng thường xuyên, thương hiệu nổi tiếng.
– Đại diện tiêu biểu: The Coffee House, StarBuck, McDonald, KFC
– Ưu điểm: Chủ động hoàn toàn trong quy trình quản trị và vận hành mô hình kinh doanh, tối ưu hoá trải nghiệm cho đúng tập khách hàng của mình, tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với việc hợp tác với đơn vị trung gian (ở quy mô lớn, thương hiệu mạnh), kiểm soát được chất lượng dịch vụ và dữ liệu khách hàng, hạn chế rủi ro gián tiếp từ đối tác, có cơ hội phát triển lâu dài.
– Nhược điểm: Đòi hỏi bộ phận công nghệ và kinh doanh phù hợp với nhau, cần leader có tư duy ứng dụng công nghệ đúng đắn và cấp tiến, bộ máy nhân sự và vận hành sẽ phức tạp và tốn kém hơn trước, dễ bị lãng phí nếu không khai thác hết được sức mạnh hệ thống công nghệ và để có 1 platform riêng cho mình thì khoản đầu tư ban đầu cũng là con số ko nhỏ (đơn vị hàng tỷ nha mọi người).
3. Bán hàng thông qua FanPage (FaceBook)
Đây là lựa chọn phù hợp với hộ kinh doanh gia đình, cá nhân nhỏ lẻ, sản phẩm mang đặc tính thương mại như các món ăn vặt đóng gói sẵn.
– Đại diện tiêu biểu: Vô số các trang về hội ăn vặt, nấu nướng, review
– Ưu điểm: Miễn phí, dễ bắt đầu, phổ biến, tiếp cận dễ dàng với số lượng lớn user có sẵn của FB, có nhiều công cụ và đội nhóm hỗ trợ trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.
– Nhược điểm: Lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách và đường hướng của FB, hạn chế nhiều tính năng để có thể phát triển lên quy mô lớn hơn, không phù hợp cho việc xây dựng trải nghiệm ẩm thực chuyên sâu, tối ưu nhất trong việc truyền thông và marketing hơn là vận hành, quản lý, ngoài ra chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ của FB cũng đang dần trở thành nỗi lo của mọi người vì giá tăng dần đều theo năm tháng.
4. Bán hàng bằng chatbot
Đây cũng là lựa chọn phù hợp với nhóm đối tượng ở trường hợp số 3. Phổ biến nhất và được phát triển mạnh nhất hiện nay là chatbot của FB messenger. Hiện tại những đối tác phát triển tính năng bán hàng trên chatbot đã triển khai được hầu hết các trải nghiệm cốt lõi nhất gần tương đương như app/web (show menu, booking, payment).
– Đại diện tiêu biểu: bizfly, botbanhang.vn, 3M marketing,
– Ưu điểm: Tương tự số 3
– Nhược điểm: Tương tự số 3
5. Sử dụng dịch vụ nền tảng của đối tác công nghệ
Đây là lựa chọn phù hợp cho mọi đối tượng, đối tác công nghệ sẽ cung cấp cho bạn hệ thống công nghệ có sức mạnh tương đương như các hệ thống của các tập đoàn lớn nhưng chi phí rất thấp vì được chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng các nhà phát triển công nghệ. Nói nôm na là bạn sẽ trả phí sử dụng hệ thống quản trị vận hành hàng tháng cho đối tác cung cấp nền tảng công nghệ, ngoài ra có thể mua giao diện và tính năng tăng thêm được bán bởi những nhà phát triển công nghệ đang bán sản phẩm trên hệ sinh thái đó.
– Đại diện tiêu biểu: Haravan, Jamja, Sapo, Ocha, CukCuk
– Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí xây dựng app/web nhưng vẫn sở hữu được nền tảng có sức mạnh tương đương như trường hợp số 2. Được tiếp cận với các dịch vụ/sản phẩm tăng thêm từ hệ sinh thái đa dạng của các nhà phát triển đối tác (có kho giao diện và tính năng tăng thêm phong phú).
– Nhược điểm: Phải tự mình vận hành mọi thứ vì nền tảng đối tác chỉ cung cấp cho bạn công cụ công nghệ thôi, ứng dụng cái gì và như thế nào là do mình quyết định. Hơi bị động nếu muốn có thêm tính năng dành riêng cho mình.
6. Tiếp cận truyền thống: tất nhiên là vẫn có phần doanh số có thể khai thác được từ kênh email, telephone, sms.
Lựa chọn này hiện đang ko mang về hiệu suất cao so với các kênh khác nhưng vẫn có khách hàng tương tác ở các kênh này.
– Đại diện tiêu biểu: Fibo, VietGuys, VHT, Stringee
– Ưu điểm: Dễ dàng triển khai với chi phí hợp lý, giúp sức rất nhiều để xây dựng chiến lược bán hàng tăng doanh số, chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu.
– Nhược điểm: Chưa thể hoạt động độc lập như 1 hệ thống vận hành mô hình kinh doanh mà chỉ đóng vai trò một phần trong chiến lược kinh doanh tổng thể.
7. Bán takeaway
Là lựa chọn ko tồi cho mục tiêu tăng doanh số, vì chúng ta vẫn giữ nguyên 1 quy trình trải nghiệm giống hệt delivery.
Khác biệt duy nhất là món ăn được đóng gói bước cuối để giao cho khách lấy đem đi thay vì người giao hàng.
– Đại diện tiêu biểu: Ai trong 6 trường hợp trên cũng làm được
– Ưu điểm: Chẳng có rào cản nào khi triển khai.
– Nhược điểm: Bị lệ thuộc nhiều bởi vị trí kinh doanh có thuận tiện cho khách đến lấy hàng hay không.
Chúc mọi người thành công.
Nguồn: FB Thái Bá Minh
————***————