MailChimp là một nền tảng marketing chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận khách hàng qua email, quảng cáo truyền thông xã hội, các trang mục tiêu (landing pages)…Bài viết dưới đây là cách MailChimp đi lên từ một dự án phụ đến một chiến lược thoái vốn thành công

Nền tảng này được sáng lập vào năm 2001 bởi Ben Chestnut, Dan Kurzuis và Mark Amstrong. Những nhà sáng lập của MailChimp không kêu gọi tiền đầu tư mạo hiểm mà thay vào đó, bằng số vốn tự thân, tự tìm đường đi đến thành công của ngày hôm nay.

Năm 2000 các nhà sáng lập của Mailchimp đang điều hành hãng thiết kế web “The Rocket Science Group”. Nhận thấy một số khách hàng của họ gặp nhiều bất cập gửi email newsletter (bản tin email), họ đã xây dựng dự án MailChimp để có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Vào thời điểm đó, mảng thiết kế web vẫn là mục tiêu chính của họ, tuy nhiên, dự án phụ này lại tăng trưởng mạnh mẽ, chứng minh rằng ý tưởng này có nhu cầu cao và một thị trường rất tiềm năng. MailChimp vẫn là một dự án phụ cho đến năm 2007 cho đến khi họ quyết định tập trung chủ yếu vào dự án này. 

Chiến lược 1: Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Biểu tượng chú khỉ hoạt hình (tên Freddie) là đại diện cho sản phẩm này. Mọi người vẫn thường nhìn nhận khỉ như một con vật mang lại sự vui vẻ, logo vui vẻ này đã nói lên mục tiêu của MailChimp – khiến công việc trở nên vui vẻ và sáng tạo hơn.

MailChimp là người tiên phong trong việc sản xuất nội dung sáng tạo dí dỏm và thường nhật nên những thông điệp họ truyền tải luôn nổi bật trong thị trường.

MailChimp cũng có các slogan từ  như “Gửi nội dung tuyệt vời còn dễ hơn ăn chuối” (Sending great content is easier than eating a banana) và chia sẻ các GIF hài hước.

Thương hiệu này cũng đã tiếp cận chủ của các doanh nghiệp nhỏ bằng “dry humor” (khiếu hài hước nhẹ nhàng, kì cục nhưng vẫn thích hợp, thông minh mà không hợm hĩnh)

Văn phong, tông giọng thoải mái, kết hợp với các logo sáng tạo đã giúp MailChimp trở thành một thương hiệu với độ nhận diện và độ yêu thích cao (làm sao có thể ghét một thương hiệu với logo một con khỉ cười vui vẻ!)

Chiến lược 2: Tệp đối tượng tuỳ chỉnh của Facebook

Hơn 60% lượng truy cập MailChimp đến từ Facebook. MailChimp đã sử dụng các quảng cáo với đối tượng khách hàng đã được tuỳ chỉnh để tối ưu danh sách email của họ. Điều nãy đã hỗ trợ MailChimp gửi các quảng cáo khác nhau đến từng đối tượng khách hàng khác nhau trong danh sách khách hàng.

Về cơ bản, mỗi đối tượng khách hàng sẽ nhận được các thông điệp đã được cá nhân hoá để thuyết phục họ tương tác sâu hơn nữa với nền tảng.

Quảng cáo của MailChimp luôn trung thành với các hình ảnh trái ngược, các đường chéo và các đồ vật dễ nhận diện để có thể thu hút những người đang lướt mạng xã hội liên tục. Chiến lược này đã giúp thúc đẩy CTR (tỷ lệ nhấp chuột – Click through rate), và sau đó giảm chi phí CPC (chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp – Cost per click).

Họ đồng thời sử dụng công nghệ khai thác thông tin khách hàng để quảng bá các tính năng, cập nhật mới,..

Chiến lược 3: Chiến dịch quảng cáo trên email

MailChimp đã tận dụng các chiến dịch email để tiếp cận những người đăng ký qua email và facebook click mà chưa bắt đầu sử dụng chiến dịch đầu tiên của họ.

MailChimps cũng sản xuất các nội dung có hướng dẫn hướng tới nhóm khách hàng này và đồng thời có thêm các nội dung tương tự trên quảng cáo Facebook để gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với họ.

Vì vậy, dựa trên những am hiểu về hành trình của khách hàng, họ tạo ra các email tự động để thuyết phục mọi người bắt đầu sử dụng MailChimp (điều này và việc biến người dùng miễn phí thành người dùng trả phí chính là những ưu tiên hàng đầu của MailChimp). Những email đặc biệt này không được gửi quá thường xuyên.

Chiến lược 4: Quảng cáo trên Podcast

Để tăng số lượt đăng ký ngoài email và quảng cáo facebook, MailChimp đã có các quảng cáo ngắn từ 20 – 30s trên nhiều podcast. Những quảng cáo của họ đã trở nên đáng nhớ bằng cách được lặp lại liên tục và thêm một chút hài hước đặc trưng.

Trong năm 2014 MailChimp đã có đòn bẩy tăng trưởng lớn nhất.

Họ đạt được nhiều thành công khi tài trợ một podcast mang chủ đề tội phạm tên “Serial”. Họ đã chọn một podcast thích hợp nhất với lượng người xem đông đảo, không cụ thể (giống như khách hàng của họ vậy).

Serial đã thành công vang dội, trở thành một trong những podcast nhanh nhất đạt 5M lượng tải tại thời điểm đó).

Tuy vậy, trước khi tìm ra podcast hiệu quả nhất này, MailChimp đã thử với 30 podcast khác.

Chiến lược 5: Quảng bá mạnh mẽ

MailChimp đã lập một chiến dịch quảng cáo rất viral tên “Did You Mean MailChimp?”. Chiến dịch này bắt đầu khi tên công ty bị phát âm nhầm thành Mailkimp trong một quảng cáo trên padcast năm 2014. 

Nhận ra rằng mọi người đang bàn tán về điều này trên Twitter, Mailchimps đã triển khai chiến dịch với các brand giả phát âm giống MailChimp. 

MailChimp đã làm cả video dài 1 phút cho các thương hiệu giả này, thậm chí còn có cả website. Video này được sử dụng như một hình thức quảng cáo trên Youtube. 

Trong trường hợp này, tất cả những người tương tác với video đều có thể bị theo dõi và chuyển hóa thành danh sách khách hàng tiềm năng. Họ đồng thời cũng làm rất nhiều các ấn phẩm, poster, và pano quảng cáo để chiến dịch này phát triển nhất có thể. 

Việc phân bố hợp lý cả online và offline đã mang đến thành công vượt bậc cho chiến dịch này.

Qua chiến dịch này họ đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc về nhận thức thương hiệu, tỷ lệ truy cập và truyền thông miễn phí từ các lượt truy cập trực tiếp. Được quảng bá qua các kênh truyền thông lớn cũng giúp MailChimps có thể tiếp tục và thậm chí đẩy nhanh vòng lặp tăng trưởng và phân phối.

Bí mật thành công của MailChimp: “Gần gũi với khách hàng”. 

Trong các buổi phỏng vấn, Chesnut khẳng định thành công của họ đến từ  “Sự thân thiết với khách hàng mà đối thủ còn thiếu”. 

MailChimp là một doanh nghiệp nhỏ, nên họ hiểu những nhu cầu đặc biệt của mình và “Những nỗi đau của khách hàng” (pain points) với các công cụ marketing. Điều này đã giúp họ phát triển thêm nhiều tính năng, thiết kế các khả năng tuỳ chỉnh tốt hơn, và xây dựng một chiến lược hoàn toàn phù hợp với họ.

Họ hiểu rõ ràng thị trường và khách hàng lý tưởng của mình đến từng chi tiết nhỏ.

MailChimp đã chiến thắng bằng cách trở nên gần gũi với khách hàng của mình hơn các đối thủ.

MailChimp của ngày hôm nay:

– $12 tỷ thu mua doanh nghiệp

– 61% thị trường marketing qua email

– Dự tính đạt $1 tỷ lợi nhuận vào năm 2021

Chìa khoá dẫn đến thành công của MailChimps

– Hình ảnh thương hiệu, tông giọng và copywriting đặc biệt, ấn tượng

– Phân khúc quảng cáo truyền thông

– Chiến dịch quảng cáo trên email tự động

– Các chiến dịch marketing viral

– Gần gũi với khách hàng

Nguồn: 

https://mailninja.co/mailchimp-growth-story

https://www.drift.com/blog/how-mailchimp-grew/

https://mailchimp.com/about/

https://sumo.com/stories/mailchimp-marketing#3

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây