Trước khi đi sâu vào các loại mô hình doanh thu, chúng ta nên dành một chút thời gian để phân biệt giữa các thuật ngữ “mô hình kinh doanh”, “mô hình doanh thu” và “dòng doanh thu”, vì chúng thường được sử dụng thay thế cho nhau. Trong bài viết của GlowingStart, “Sự khác biệt giữa mô hình doanh thu, dòng doanh thu và mô hình kinh doanh là gì”, Alex Genadinik đã giải thích rất tốt sự khác biệt giữa các thuật ngữ đó. Chúng được tóm tắt dưới đây:

Luồng doanh thu là một nguồn doanh thu duy nhất của công ty. Một công ty có thể có 0 hoặc nhiều dòng doanh thu, tùy thuộc vào quy mô của nó. Ví dụ: GrabFood có 3 luồng doanh thu là thu chiết khấu từ đơn hàng của nhà hàng và chiết khấu từ đơn giao của tài xế. Ngoài ra, còn có doanh thu quảng cáo từ các đối tác nhà hàng muốn nâng cao hiển thị.

Mô hình doanh thu là chiến lược quản lý các luồng doanh thu của công ty và các nguồn lực cần thiết cho mỗi luồng doanh thu. Ví dụ: GrabFood thu phí chiết khấu theo giao dịch với luồng doanh thu từ đơn đặt đồ ăn và đơn giao đồ ăn.

Mô hình kinh doanh là cấu trúc bao gồm tất cả các khía cạnh của một công ty, bao gồm cả mô hình doanh thu và các dòng doanh thu, và mô tả cách tất cả chúng hoạt động cùng nhau. Ví dụ: Mô hình kinh doanh của GrabFood là kết nối 3 bên nhà hàng, người giao hàng và khách hàng. Khi khách hàng đặt đồ ăn từ nhà hàng trên ứng dụng Grab, Grab sẽ kết nối người giao hàng gần nhất để lấy đồ ăn tại nhà hàng và giao đến tay khách hàng. Grab sẽ thu 1 phần phí giao dịch trong quá trình đó.

Sau đây là các mô hình doanh thu phổ biến:

1.Doanh thu từ phí quảng cáo:

Nổi bật trong các startup kiếm doanh thu từ phí quảng cáo, chắc hẳn mọi người đã biết đến Facebook, Google, Tiktok,…Các startup kiếm doanh thu từ phí quảng cáo đều có đặc điểm chung là thu hút lượng traffic cao trên website, apps,….rồi bán vị trí hiển thị quảng cáo cho khách hàng.

Ưu điểm: Đây là cách kiếm doanh thu dễ nhất và đơn giản nhất.

Nhược điểm: Bạn phải cần thu hút lượng traffic cực lớn, đến hàng triệu traffic, hàng triệu user để bán được nhiều quảng cáo. Tuy nhiên, nếu quảng cáo bị phân phối quá nhiều hoặc không hợp lý dễ dẫn tới sự khó chịu cho người dùng.

2.Mô hình doanh thu từ tiếp thị liên kết:

Mô hình này dựa vào việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ liên quan và thu một phần phí chiết khấu thông qua việc bán sản phẩm. Mô hình này có thể kết hợp kèm theo hình thức quảng cáo hoặc tách biệt nhau. eBay, Amazon là các startup điển hình cho mô hình doanh thu này.

Ưu điểm: Mô hình doanh thu này có thể kiếm nhiều tiền hơn doanh thu từ quảng cáo. Khi phí thu được không chỉ là lượt hiển thị mà còn là chiết khấu từ việc mua hàng.

Nhược điểm: Bị giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh doanh của bạn, loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn bán và người dùng trên nền tảng của bạn.

3.Mô hình doanh thu thông qua giao dịch:

Hầu hết các startup theo mô hình “marketplace” hay sàn giao dịch thì đều theo mô hình doanh thu này. Startup sẽ lấy một phần phí mỗi giao dịch thành công thông qua nền tảng của đối tác hay khách hàng. Điển hình của mô hình này là Grab, Uber, Airbnb,…

Ưu điểm: Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và đối tác vì nó đơn giản và hiệu quả cho các bên.

Nhược điểm: Đối tác và khách hàng sẽ có khả năng tự giao dịch với nhau ngoài nền tảng của startup để tránh mất phần phí này.

4.Doanh thu theo hình thức thuê bao:

Mô hình doanh thu theo hình thức thuê bao là mô hình doanh thu mà khách hàng sẽ phải trả theo thuê bao hàng tháng, hàng năm một gói dịch vụ đã chọn trước, hoặc theo mức độ sử dụng. Mô hình này thường được các startup dạng SaaS ưa thích sử dụng như Zoom, BaseCamp, HubSpot,…

Ưu điểm: Đây là mô hình doanh thu khá ổn định và bền vững. Một số startup như Atlassian hay BaseCamp có thể tự boostraps phát triển mà không cần gọi vốn cũng từ mô hình doanh thu ổn định này.

Nhược điểm: Mô hình này cần lượng lớn khách hàng có sẵn để tăng trưởng. Và việc thiết kế ra các gói thuê bao phù hợp cũng khá phức tạp.

5.Doanh thu từ việc bán trực tiếp sản phẩm:

Đây là hình thức phổ biến của các trang thương mại điện tử. Doanh thu đến trực tiếp từ việc khách hàng đặt hàng sản phẩm, dịch vụ trên website, ứng dụng,..

Ưu điểm: Chủ động được nguồn doanh thu, không bị ảnh hưởng bởi bên thứ 3.

Nhược điểm: Khi mở rộng hoạt động kinh doanh, có thể dẫn tới việc mở rộng hệ thống cơ sở vật chất. Khó được linh hoạt và tối ưu như các mô hình khác.

6.Doanh thu theo dự án:

Đây là mô hình doanh thu của các công ty cung cấp các giải pháp công nghệ phức tạp, giá trị lớn, được thiết kế theo từng đơn đặt hàng. Ở Việt Nam, các công ty như FPT, CMC hầu hết theo mô hình này.

Ưu điểm: Tối ưu doanh thu theo giá trị đơn hàng

Nhược điểm: Hạn chế mở rộng trên quy mô lớn khách hàng, chỉ phù hợp với tập khách hàng nhỏ, thường là các doanh nghiệp lớn.

7.Freemium

Đây là mô hình doanh thu dùng nhiều cho các startup trong lĩnh vực như game. Khi người dùng được sử dụng miễn phí sản phẩm, nhưng muốn sử dụng các tính năng nâng cao hơn thì phải trả thêm phí. Phí có thể trả một lần hoặc nhiều lần hoặc theo hình thức thuê bao. Ví dụ cho startup áp dụng mô hình này là ứng dụng hẹn hò Tinder.

Ưu điểm: Mô hình doanh thu này là một cách tuyệt vời để thu hút người dùng quy mô lớn.

Nhược điểm: Đòi hỏi một lượng đầu tư lớn để tăng quy mô người dùng đến mức độ nhất định mới có thể chuyển đổi thành doanh thu.

Hãy nhớ thực hiện nghiên cứu của bạn và dành thời gian để quyết định mô hình nào là lý tưởng nhất cho công ty khởi nghiệp của bạn, vì một khi bạn ổn định mô hình doanh thu, đặc biệt nếu bạn đang ở giai đoạn đầu, có thể khó chọn mô hình khác. Bài đăng trên blog này không đề cập đến mọi mô hình doanh thu được sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp, nhưng bằng cách nêu bật những mô hình phổ biến nhất, bạn sẽ có đủ thông tin để giúp bạn chọn mô hình doanh thu sẽ thúc đẩy công ty khởi nghiệp của bạn tiến vào các giải đấu lớn.

Bài viết được tham khảo từ nguồn của của Founder Institude

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây