Tưởng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,.. liệu bạn còn đang bỏ lỡ một ứng dụng mạng xã hội nào không?
Clubhouse là một mạng xã hội âm thanh đang gây bão trong thời gian gần đây với số lượng người dùng và lượt tải về tăng lên chóng mặt. Như đã hứa, đây là business profile của ứng dụng được kỳ vọng là “The next big media platform” trong thời gian tới.
1. THE STORY – Câu chuyện từ ước mơ của hai chàng sinh viên
Ứng dụng Clubhouse được phát triển bởi 2 cựu sinh viên Stanford vào tháng 3/2020, bởi Paul Davison và Rohan Seth. Trước đó, cả 2 người đều đã từng làm ở Google và cùng nhau sáng lập nên Alpha Exploration Company, công ty mẹ của Clubhouse vào tháng 2/2020.
Từ lúc phát triển tới giờ, Clubhouse rất thận trọng trong quá trình “scale up”: Hiện tại Clubhouse đang ở chế độ invite-only (bạn phải được 1 người đang dùng ứng dụng mời vào mới có thể tham gia, và với mỗi người đăng ký thành công, họ chỉ có thể mời được 2 số điện thoại khác). Trong quá trình thử nghiệm, Davison cũng thường xuyên “nhảy vào” một phòng trò chuyện bất kỳ để thu feedback người dùng về một tính năng cụ thể. Bằng cách này, Clubhouse muốn đảm bảo rằng trải nghiệm của người dùng sẽ tốt hơn sau mỗi lần ứng dụng “scale up”.Mặc dù vậy, ứng dụng này đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng chóng mặt: Từ một ứng dụng chỉ có chưa tới 2.000 người sử dụng vào tháng 5/2020, ứng dụng đã ghi nhận hơn 8 triệu lượt tải về tại thời điểm tháng 2/2021. Thậm chí, ngày 10/2 ứng dụng đã gặp lỗi do lượng truy cập tăng vọt. Điều này một phần được lý giải bởi màn “debut” “ồn ào” trên Clubhouse của ông chủ Tesla Elon Musk tháng 1/2020.Với lượng người dùng tăng đột biến, Clubhouse cũng đang gặp phải các vấn đề về quản lý nội dung. Đây cũng là 1 vấn đề nhức nhối mà hầu hết các trang mạng xã hội đang phải giải quyết. Tuy nhiên Clubhouse có phần khó khăn hơn khi các thông tin được chia sẻ dưới dạng audio trong thời gian thực thay vì dạng văn bản được ghi lại như ở các trang mạng xã hội khác. Clubhouse đã liên tục phải đối mặt với các khiếu nại liên quan đến hành vi quấy rối, thông tin sai lệch hay quyền riêng tư. Ví dụ điển hình là trong tháng 1/2020, một nữ bác sĩ tham gia ứng dụng đã tố cáo 1 người dùng lan truyền thuyết âm mưu bài trừ Covid 19.
2. THE MARKET
Tính trên quy mô toàn thế giới, Facebook hiện vẫn đang là ứng dụng mạng xã hội có số lượng người dùng lớn nhất (~2.7 tỷ người). Theo ngay sau là Youtube và WhatsApp với số lượng người dùng lần lượt là 2.3 và 2 tỷ người. Các ứng dụng cũng đạt trên 1 tỷ người dùng là Instagram, WeChat và đạt ~ 500 triệu người dùng là TikTok. Telegram, SnapChat,…
Clubhouse dù mới ra mắt chưa được 1 năm nhưng đang on-track để trở thành 1 ứng dụng toàn cầu: Hiện ứng dụng này đang phổ biến ở hơn 154 nước, với top download ngoài nước Mỹ đang ở thị trường Châu Âu và Nhật Bản (đúng ra Trung Quốc cũng sẽ ở trong danh sách này, nếu chính phủ nước này không block việc tải ứng dụng vào đầu năm nay với quan ngại về việc kiểm soát nội dung trao đổi giữa các công dân trên nền tảng. Với 2 triệu người dùng hàng tuần (WAU) và phiên bản mới mở trên iOS, ứng dụng này được kỳ vọng sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.Tuy nhiên, cuộc chiến giữa các mạng xã hội vẫn luôn khốc liệt khi các “ông lớn” luôn tìm cách copy hoặc mua lại các bên “nhỏ” hơn. Điển hình như việc Facebook mua lại Instagram, WhatsApp và Oculus khi không thể cạnh tranh hay bê y nguyên tính năng stories của Snapchat về cho ứng dụng con Instagram của mình. Mới đây nhất, Facebook và Twitter đều đã công bố sẽ tung ra sản phẩm chat bằng âm thanh tương tự Clubhouse khi nhìn thấy tiềm năng bùng nổ của mạng xã hội này. Tuy nhiên, Clubhouse vẫn có “sự ngẫu nhiên” thú vị mà đối thủ không có. Phòng chat âm thanh Spaces của Twitter vẫn chỉ tiếp cận được những người theo dõi của một tài khoản cụ thể trong khi Clubhouse cho phép mọi người từ những lĩnh vực khác nhau gặp gỡ và kết nối với nhau.
3. THE COMPANYClubhouse được định vị là 1 mạng xã hội âm thanh với 1 số đặc điểm sau:
  • Tại Clubhouse, giọng nói là công cụ duy nhất để mọi người kết nối với nhau. Nếu như Facebook cung cấp nền tảng bao gồm chủ yếu là text, video; Instagram là hình ảnh; TikTok là video ngắn thì Clubhouse là ứng dụng riêng về âm thanh. Theo CEO Clubhouse, giọng nói với đủ những sắc thái, âm điệu là cách nhanh nhất để xây dựng được những mối quan hệ khăng khít.
  • Tại giao diện chính, Clubhouse sẽ đưa ra gợi ý về những phòng thảo luận đang/ sẽ diễn ra với rất nhiều chủ đề khác nhau để người dùng có thể chọn tham gia và lắng nghe về chủ đề mình thích. Người dùng có thể chỉ lắng nghe hoặc “raise hand” để thảo luận trực tiếp với host phòng thảo luận đó. Clubhouse còn cho phép người dùng tự tạo một phòng thảo luận của riêng mình với các chế độ riêng tư khác nhau.
  • Điều thu hút người dùng ở việc kết nối bằng âm thanh là không còn những lo lắng về ngoại hình khi kết nối bằng ảnh, video hay có thể đa nhiệm khi dùng ứng dụng.

Ứng dụng này đã tăng trưởng thần kỳ trong vòng chưa đầy 1 năm nhờ các yếu tố chính:

  • Sự tham gia của những nhân vật “có tầm ảnh hưởng” giúp cho người dùng bình thường có cơ hội thảo luận trực tiếp (mà nếu trong bối cảnh bình thường họ sẽ không có cơ hội): Một vài cái tên đã có mặt trên Clubhouse như Mark Zuckerberg, MC Hammer, diễn viên/ nghệ sĩ hài Tiffany Haddish, “Shark Tank” Mark Cuban,.. Và gần đây nhất là sự xuất hiện “ồn ào” ông chủ Tesla Elon Musk thảo luận về vụ biến động giá cổ phiếu Gamestop với CEO Robinhood, và sau đó là gửi lời mời đến Tổng thống Nga Putin.
  • Sự khan hiếm với người dùng từ hình thức invite-only: Với việc tạo ra một cộng đồng “exclusive”, Clubhouse đã khiến nhiều người “khao khát” được mời vào như một cách khẳng định vị thế bản thân. Thậm chí, đã có những người dùng cũ của Clubhouse rao bán lời mời sử dụng của mình trên eBay với giá lên tới 89 USD để đáp ứng “nhu cầu” này. ?
  • Đáp ứng nhu cầu kết nối trong mùa dịch: Mặc dù chưa có mô hình doanh thu, việc ra đời trong bối cảnh Covid 19 khiến ứng dụng này hưởng lợi từ việc giúp người dùng “tụ tập” và “kết nối”. Nhiều người nghi ngờ Clubhouse sẽ ngừng tăng trưởng sau đại dịch, tuy nhiên những con số khả quan về thời gian người dùng ở lại ứng dụng Clubhouse cao hơn bất cứ mạng xã hội nào khác như TikTok, Twitter, hay Instagram có thể chứng minh cho điều ngược lại. Cụ thể, sau khi sử dụng ứng dụng một vài người đã chia sẻ thời gian trung bình 1 ngày họ ở lại Clubhouse là ~5 tiếng, so với ~ 30 phút ở Instagram; hay ~3 tiếng cho Clubhouse và ~ 2 tiếng cho Twitter.

Hiện tại, Clubhouse đã trở thành unicorn với định giá > 1 tỷ USD ở vòng gọi vốn Series B sau khi huy động được hơn 100 triệu USD. Mức định giá này gấp 10 lần vòng gần nhất khi ứng dụng này gọi 10 triệu USD ở Series A từ 2 nhà đầu tư là Andreessen và Andreessen Horowitz.IV. FUTUREDù đạt mức tăng trưởng vượt bậc, Clubhouse vẫn là 1 ứng dụng rất mới và vẫn đang trong quá trình phát triển để có thể trở thành 1 ứng dụng xã hội phổ biến tiếp theo sau Facebook, Youtube, Instagram,..

Trong năm 2021 để tiếp tục tăng trưởng, công ty chắc chắn sẽ phải giải quyết 3 việc sau:

  • Mở rộng tập người dùng: Hiện tại số lượng người dùng Clubhouse vẫn đang bị giới hạn do mới chỉ có phiên bản iOS và chế độ invite – only. Để có thể sớm mở ra cho công chúng, Clubhouse đang phát triển thêm phiên bản Android và tích cực cải thiện ứng dụng dựa trên feedback của người dùng.
  • Thử nghiệm hình thức kiếm tiền cho người dùng: Để giữ chân được những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình, Clubhouse sẽ thử nghiệm các hình thức để họ có thể kiếm được tiền từ ứng dụng như: tiền típ, bán vé, đăng ký,,..
  • Giải quyết các cáo buộc về nội dung: Clubhouse cũng đang tích cực bổ sung thêm cố vấn, người kiểm duyệt cũng như tính năng an toàn để kiểm soát vấn đề về nội dung được chia sẻ trên ứng dụng.

Bạn nghĩ sao về mạng xã hội này? Liệu Clubhouse có tiềm năng trở thành “The next big media platform”? Cùng trao đổi ở dưới phần comment nhé!Mình thì chỉ chờ được invite dùng thử thôi, chứ cũng “thèm khát” lắm rồi ??

SuperApp for e-Business & Start-Up Community

Nguồn: Nhung Trần

Via: #WorldLine_Technology

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây