Trong cuốn sách Bullshit Jobs: A Theory, tác giả David Graeber đã chứng minh rằng phần lớn lao động trên thị trường hiện tại chỉ đang làm những công việc không cần thiết, chỉ để bảo toàn nguyên trạng của nền kinh tế. Quyển sách đã trích dẫn nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhiều người nghĩ công việc của mình không tạo ra bất cứ giá trị gì (tuy nhiên, các bằng chứng của ông không dựa trên cơ sở khoa học hay đã qua kiểm định). Tác giả cuốn sách cũng chỉ ra rằng giai cấp thống trị khả năng cao sẽ gặp nhiều mất mát khi giai cấp vô sản có thêm nhiều thời gian rảnh. Đây là một trường hợp đã được trình bày rất tỉ mỉ, nhưng vài năm trước khi tôi đọc cuốn sách này, tôi nghi ngờ rằng sẽ xuất hiện bộ máy nào tạo ra những công việc vớ vẩn như thế. Chúng ta đang ở trong chủ nghĩa tư bản nơi chỉ những người xuất sắc nhất mới có thể thành công.

Gần đây, tôi đã tìm hiểu thêm về web3 để xem liệu nó có thật sự tồn tại không. Tôi chợt nhớ lại cuốn sách của Graeber. Một trong những ví dụ thành công nhất của web3 mà mọi người hay nhắc tới, bên cạnh các NFT về nghệ thuật, là những game có tính năng “play to earn”. Thành công nhất trong thể loại game này chính là Axie Infinity, một game trao đổi và chiến đấu khá giống với Pokemon.

icon

Axie Infinity đã trở thành một ứng dụng nổi bật khi hầu hết các phần mềm cùng tính năng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc mới chỉ được quảng cáo chứ chưa được đưa ra thị trường. Không chỉ thu hút nhiều người chơi, nền kinh tế trong game đã thật sự giúp tăng thu nhập ngoài đời thật cho người dân Philippines bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhiều người sẽ dành hàng giờ để chơi game, và bán đồng tiền có được trong game để mua vật phẩm ngoài đời thật. Tuy đây là một điều tốt cho họ, nhưng đây cũng là một ví dụ điển hình cho các công việc vớ vẩn được miêu tả bởi Graeber. 

Các game thủ thường dùng từ “grinding” khi nói đến các nhiệm vụ lặp đi lặp lại để đạt được một mục tiêu, phần thưởng nào đó trong game. Nhưng những nhiệm vụ này tất nhiên không thú vị chút nào. Từ này đã miêu tả chính xác trải nghiệm của người chơi trong Axie Infinity, khi người chơi thường cảm thấy trò chơi giống như công việc hay việc nhà hơn là một trải nghiệm giải trí. Một người dùng reddit với tên am_enjellyka đã nhận xét: 

“Nó vẫn là một công việc, ít nhất là đối với tôi. Tôi không mong chờ nó, nhưng công việc là công việc. Tôi chỉ chơi vì tiền thôi, và 1-2 giờ mỗi ngày để có thêm thu nhập là quá đủ với tôi rồi.”

Trên thực tế,  trò chơi được tung hô như thành công của tựa game “Play-to-earn” và nó sẽ trở thành xu hướng tương lai của ngành công nghiệp game (theo các ông lớn như EA và Ubisoft). Nhưng chúng ta không dễ gì có thể tìm được một bình luận về việc tận hưởng Axie Infinity như một trò chơi; nó được biết đến nhiều hơn như một nguồn thu nhập hay một khoản đầu tư. Theo Arianna Simpson (đối tác của quỹ a16z, một trong những người ủng hộ Axie Infinity mạnh mẽ nhất):

“Nó không thật sự khác biệt với nền kinh tế thực. Tôi có thể giàu hơn và tôi có thể thuê ai đó làm các nhiệm vụ mà tôi không muốn làm và ngược lại, tôi cũng có thể được thuê để làm các nhiệm vụ đó”

Nhưng nó lại khác theo một cách rất quan trọng: các nhiệm vụ tôi không muốn làm được đặt ra bởi người thiết kế game. Sự tồn tại của những nhiệm vụ này, và cả những người sẵn sàng trả tiền thuê người khác làm nhiệm vụ, có thể  là ví dụ gần nhất về các công việc vớ vẩn mà tôi đã từng gặp. Chúng ta cần có hiểu biết sâu hơn về những giao dịch này và vì sao chúng xảy ra. 

Ngay từ thời của Second Life năm 2005, mọi người đã có thể kiếm tiền bằng cách bán các sản phẩm kiếm được trong game. Axie Infinity đã xuất sắc thực hiện 2 mục tiêu, và 2 mục tiêu này nên được nghiên cứu một cách riêng biệt:

  1. Nó nâng tầm khả năng kiếm thu nhập trở thành một trong những tính năng cốt lõi của game, đồng thời phổ biến rộng rãi tính năng “play to earn” thành một thể loại game mới.
  2. Game sử dụng NFT để thể hiện các sản phẩm trong game, nên nền kinh tế (có thể) sẽ bị phân hoá. 

PLAY-TO-EARN

Trái ngược với các game khác khi các nền kinh tế trong game đã được phát triển, Axie Infinity luôn đặt khả năng kiếm tiền ngoài đời thực của người chơi lên hàng đầu. Như chính trò chơi đã nói trong phần FAQ của mình, điều làm nên Axie Infinity chính là các giá trị tư tưởng:

“Chúng tôi tin vào tương lai khi công việc và giải trí trở thành một”

“Chúng tôi tin vào việc trao quyền cho người chơi và cho họ các cơ hội về mặt tài chính”

Những “cơ hội về mặt tài chính” này đơn giản là trao đổi tài chính giữa những người chơi mới và những người chơi kỳ cựu. Để được chơi game, người chơi phải mua ba con Axie, mỗi con có thể tiêu tốn đến hàng trăm đô. Người chơi mua những con Axies này như một món đầu tư vì đây là một điều khoản cần để bắt đầu trò chơi. Điều này đã dẫn đến các lo ngại về tính bền vững của trò chơi, và các người sáng tạo của trò chơi này đã có câu trả lời như sau:

Jeff [Zirlin, đồng sáng lập của Sky Marvis]: Một cách để nhìn vào vấn đề là các Axie hiện tại là một nền kinh tế dựa vào việc phát triển, giống như một đất nước với thị trường đang phát triển vậy. Nó sẽ có phần  dựa vào dòng tiền. Nhưng về lâu dài, việc người chơi tiêu tiền nhiều hơn là rất quan trọng với chúng tôi, vì khi đó họ sẽ cảm thấy trò chơi thú vị hơn, và họ tìm ra các phương án giao dịch với tiền, quyền hay sự tôn trọng.

Trong game hiển nhiên sẽ có nhiều loại người chơi. Một số có thể chỉ nhận tiền, cũng sẽ có những người chỉ cho đi, và mục đích của họ có thể chỉ là để tận hưởng trò chơi. Tôi thật sự không tin là Axie Infinity sẽ đi theo hướng đó, bởi vì trò chơi này thật sự không thú vị đến mức có thể thu hút người chơi chi đến cả nghìn đô để bắt đầu chơi. Các cuộc thăm dò ý kiến, dù không chính thống, nhưng cũng đã đủ để chứng minh điều này.

(Còn về quyền và sự tôn trọng, tôi có nhớ khoảnh khắc hãnh diện khi kiếm được một con Pokemon hiếm trong Gameboy bản gốc, nhưng đây không phải kiểu hãnh diện hay sự tôn trọng có thể mua và bán).

Bằng cách xoá nhoà khoảng cách giữa “người chơi” và “người lao động”, game đã xây dựng thành công một kế hoạch Ponzi với tính năng có thể từ chối được lắp sẵn trong game. Tất nhiên, sẽ có những người luôn thắng và sẽ có những người luôn thua, nhưng làm sao có thể biết được những người thua cuộc đó chỉ muốn tận hưởng niềm vui trong game thôi? Điều này cũng tương tự với poker online hoặc cá cược thể thao; chắc chắn hai hình thức giải trí này không phải cách để giảm đói nghèo.

Trong một diễn đàn tranh luận tên Coindesk, Leah Callon – Butler đã phản đối những người cho rằng cấu trúc nền kinh tế trong Axie là lừa đảo: 

“Tôi đã thấy rất nhiều người chỉ trích một cách thiếu hiểu biết trên Twitter. Họ cho rằng việc kiếm SLP, token thưởng của Axie, là những “grinding” vô nghĩa. Tôi có thể hiểu vì sao họ có suy nghĩ như thế. Mọi người đang quen thuộc với các mô hình kinh doanh mang tính bóc lột của ngành game truyền thống và chưa nhận ra được hệ thống gaming bị phân cách sẽ khác biệt như thế nào. Nhưng nó cũng hé lộ sự thiếu cân nhắc cho những người đã tìm thấy giá trị và lý do thật để chơi game. Nhiều người chơi Axie đã phải “grinding” trong các công việc chính của họ nhưng lại không kiếm được nhiều bằng.”

Bạn có thể không biết từ bài viết này, nhưng Callon Butler là giám đốc của Emfarsis, đơn vị được thuê để làm một bộ phim tài liệu về sự tăng trưởng của Axie Infinity ở Phillipines. Họ được thuê bởi Yield Guild Games, một người có đóng góp lớn cho sự phát triển của Axie Infinity. Trong thực tế, giữa phim tài liệu và một series các mảnh CoinDesk ( một trong số đó đã ít nhất tiết lộ mâu thuẫn này), cách Emfarsis kể chuyện đã phần lớn được kể lại (theo một cách không phê phán) bởi truyền thông ở các nước phương tây như CNBC.

Phiên bản đã được chỉnh sửa này đã bỏ qua phần còn lại của phương trình. Philippines là thị trường phát triển mạnh nhất cho Axie Infinity, và quốc gia này là một nguồn tiền lớn cho hệ thống. Thay vì là một đơn vị cung cấp việc làm và tài chính, Axie Infinity có thể đang phân phối tài chính giữa người Philippines, và qua đó thu được 4.25% cho dịch vụ này.

NỀN KINH TẾ NFT

Axies là những nhân vật có thể trao đổi trong trung tâm của trò chơi và chúng có thể được giao dịch dưới dạng NFT ngoài game Axie Infinity chính thực. Về mặt lý thuyết, nó tạo ra một cảm giác sở hữu không có trong các game khác, vì không ai có thể lấy đi con Axie của bạn.

Vấn đề là, các con Axie có giá trị vì chúng có thể được sử dụng để chơi. Sky Mavis có thể chặn một số Axie cá nhân và khiến chúng trở nên vô dụng. Bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng, và thậm chí trao đổi trên các nền tảng như OpenSea, nhưng với giá trị đã bị giảm sút chúng chỉ đơn giản là một NFT với ảnh của một con Axie.

Phân tích một con Axie trong Axie Infinity

Axie không chỉ có thể bị cấm, các luật khi đấu cũng có thể ảnh hưởng đến kỹ năng của chúng. Theo như ông Aleksander Leonard Larson, người đồng sáng tạo đã tiết lộ với Odd Lots:

“[…] hiện tại logic trong game đang là các giao dịch off chain, thế nên chúng tôi, với cương vị là nhà phát triển game, có thể tạo ra rất nhiều thay đổi. Chúng tôi cũng có thay đổi một kỹ năng nào đó, khiến chúng khỏe hơn, yếu hơn… Và tất nhiên chúng tôi luôn rất minh bạch về vấn đề này.”

Thực tế, hướng đi của game đã bớt phân hoá hơn theo thời gian:

“Khi chúng tôi tạo ra Axie, hầu hết mọi thứ đều on – chain […] và chúng tôi vẫn đang theo các tiêu chuẩn về sự phân hoá. Theo thời gian chúng tôi nhận ra rằng xây dựng một sản phẩm dựa trên những hạn chế này là gần như không thể, đặc biệt khi bạn muốn thu hút số đông. […] Chúng tôi phải hy sinh một số phần của sự phân hoá.”

Đây là một điều đáng chú ý, bởi vì nó đi ngược lại với lý do vì sao web3 lại đặc biệt. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, 

“Sự cải tiến thực sự nằm trong sự minh bạch về tính phân hóa và bảo mật của các vật phẩm ảo. Điều này có thể vượt qua quyền sở hữu truyền thống và quyền tự do quyết định của một công ty hay thậm chí là chính phủ. Ví dụ, thay vì dựa vào các quy tắc của các nhà xuất bản hay các bên thứ ba khác, tài nguyên trong game có thể được bán tự do trên thị trường cả trong và ngoài game. 

Gần đây, chúng ta có rất nhiều các cộng đồng mới xuất hiện và thể hiện tiềm năng của play-to-earn game trong việc xây dựng một nền kinh tế mới. Đáng chú ý nhất là game Axie Infinity đã chứng minh rằng nhận định này không phải là một giấc mơ viển vông”

Chris Dixon cũng đã từng diễn giải hiện tượng này một cách vô cùng chính xác như sau:

Web Two was don’t be evil

  Web Three is can’t be evil

  You bake it into the code that you can’t be evil” (1)

Nhưng dưới lớp vỏ bọc là web3, người dùng vẫn có thể gặp các thay đổi bất chợt của Sky Mavis và phải xử lý vấn đề tương tự như web2. Ví dụ bị quét dữ liệu tùy tiện trong các đợt cấm (các vật phẩm NFT trong game của người chơi đột nhiên bị cấm) và phải xử lý các vấn đề về chăm sóc khách hàng.

Tôi tập trung phân tích Axie Infinity bởi vì nó đang phát triển mạnh, và nó đang xây dựng một thể loại game mới “play to earn”. Tôi cho rằng những sai lầm Axie Infinity đã mắc phải sẽ tiếp tục bị lặp lại bởi các game “play to earn” khác. Tất cả các game với độ phức tạp sẽ nhận ra, giống như Axie Infinity đã từng, rằng quyền sở hữu không thể thay đổi đối nghịch với khả năng để xử lý việc lạm dụng. Việc tối đa hoá quyền sở hữu (điều Axie Infinity đã khôn ngoan không làm) sẽ khiến trò chơi tràn ngập các kẻ gian lận và bot, điều sẽ làm giảm giá trị của các vật phẩm trong game. 

Cuối cùng, lao động trong game chỉ là xây dựng lại hình ảnh một game được thiết kế để trông ngu ngốc nhất có thể để những người chơi giàu có sẽ trả tiền để phân phát chúng cho người chơi nghèo hơn. Mặc dù bị khắc họa như một tương lai cho lao động bởi nhiều nhà đầu tư mạo hiểm, chúng ta có thể thấy các động lực để làm điều đó lại không hợp lý. Chúng ta không cần phải quét sàn trong metaverse trừ khi chúng được thiết kế để bị quét.

Tiếc rằng, David Graeber đã qua đời đột ngột vào năm ngoái, và không thể chứng kiến giả thuyết của ông ấy trở thành hiện thực. Nhưng tôi luôn hy vọng những người theo đuổi “play to earn” như một hình thức lao động trong tương lai sẽ đọc cuốn sách của ông ấy và tự hỏi có phải họ có đang đi theo viễn cảnh xấu ông ấy đã nhìn thấy không.

Nguồn: Paul Butler ( 28/12/2021)


(1) Để tìm hiểu thêm về câu nói này có thể tham khảo Can’t be evil vs Don’t be evil

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây