Cổ phần trong 1 Startup đôi chỉ chẳng là gì khi đội ngũ mới bắt đầu nhưng khi bất cứ Startup nào lên IPO hay được mua lại hay sáp nhập vào công ty khác (M&A) hoặc thậm chí khi Startup gọi được các vòng vốn mạo hiểm lớn thì nó lại trở lên vô cùng giá trị khiến cho biết bao mẫu thuẫn nội bộ xảy ra cũng vì vấn đề này, và có không ít các startup tan vỡ cũng vì vấn đề này. Vậy làm sao để có cách chia cổ phần công bằng trong 1 Startup, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua loạt bài viết dưới đây

1. Bao nhiêu cổ phần nên được chia cho co-founder?

Có nên chia đều cổ phần cho các co-founder? Ví dụ, đội nhóm của bạn có 2 co-founder thì tỷ lệ nên là 50-50, 3 co-founder thì tỷ lệ nên là 33,33%,.. Như vậy có hợp lý không? Điều gì sẽ xảy ra khi 1 co-founder dành 3 tiếng/ngày còn 1 co-founder còn lại dành 7 tiếng/ngày với năng lực như nhau? Điều gì xảy ra nếu 1 co-founder với 10 năm kinh nghiệm và 1 co-founder 1 năm kinh nghiệm làm việc với thời gian như nhau nhưng kết quả công việc lại khác nhau?..

Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên, tất cả các co-founder cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn đóng góp những nguồn lực gì để giúp dự án Startup có thể thành công?
  • Những kỹ năng nào của bạn có nhiều giá trị hơn người khác?

Những câu hỏi trên sẽ giúp xác định rõ những đóng góp về mặt tài chính và phi tài chính của mỗi co-founder cho dự án Startup

Ví dụ với đóng góp quy đổi về tài chính như:

  • Tiền mặt.
  • Số giờ công bỏ ra cho dự án.
  • Tài sản hiện vật khác như: mặt bằng văn phòng sẵn có, bàn ghế, máy in, phương tiện di chuyển,..

Ví dụ với đóng góp quy đổi dạng phi tài chính như:

  • Năng lực chuyên môn về 1 lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Cam kết và trách nhiệm cho dự án.
  • Mối quan hệ tiềm năng cho dự án.
  • Ý tưởng.

May mắn thay, Frank Demmler đã tạo ra một phương pháp để định lượng các yếu tố khác nhau đi vào quá trình ra quyết định phân chia công bằng giữa những người đồng sáng lập, được gọi là “cách tính miếng bánh của Founder” (Founder’s Pie Caculator).

5 yếu tố được đưa ra trong cách tính ở trên là:

  • Ý tưởng.
  • Kiến thức kinh doanh.
  • Năng lực chuyên môn.
  • Khả năng cam kết và chịu đựng rủi ro.
  • Trách nhiệm.

Mặc dù có công thức như trên, nhưng trên thực tế, mọi người cần có thời gian để thử nghiệm mối quan hệ của các co-founder trong dự án. Thông thường, theo kinh nghiệm của tôi, và các thành viên trong cộng đồng Táo Khởi Nghiệp, sẽ có 1 khoảng thời gian từ 3-6 tháng các co-founder thử làm việc với nhau để xác định xem họ có phù hợp để làm việc lâu dài với nhau không.

2. Bao nhiều cổ phần nên được chia cho nhân viên?

Một khi bạn bắt đầu tuyển nhân viên toàn thời gian, sẽ rất khó để đảm bảo mức lương cho nhân sự của bạn sát với mức lương trên thị trường đang chi trả. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng về thu nhập cho nhân sự của bạn, bạn thường sẽ đưa cổ phần như 1 phần bồi thường cho công sức lao động của nhân sự thay vì lương họ được nhận như mức thị trường.

Nhân sự tại Apple

1 số hình thức bạn có thể đưa ra cho nhân viên của mình như:

  • Quyền sở hữu: Cân nhắc về giá trị mà nhân sự đó có thể mang lại cho công ty, kế hoạch tuyển dụng trong tương lai, và kế hoạch tài chính của công ty bạn. Nhân sự ở cấp bậc điều hành (C-level) thông thường nhận từ 1,5% – 2%, trong khi nhân sự cấp trung thường nhận từ 0,35% – 0,45%, và nhân sự cấp thấp chỉ từ 0,05% – 0,15%.
  • Thời gian để nhận cổ phần (Vesting Schedule): Thời gian để nhân viên có thể hưởng cổ phần. Ví dụ, thời gian để nhận cổ phần là 4 năm, mà đạt điều kiện là làm việc được ít nhất 1 năm đầu tiên để được hưởng, tức là sau 1 năm đầu tiên làm việc, bạn sẽ được hưởng 25% trên tổng số cổ phần mà bạn được hưởng, 75% còn lại bạn sẽ nhận được theo tháng, quý, năm tùy theo điều khoản của công ty.
  • Quyền chọn mua cổ phiếu ưu đãi: Quyền chọn mua một lượng cổ phiếu với mức giá xác định ở thời điểm xác định trong tương lai (ví dụ trước khi IPO hoặc M&A).

3. Bao nhiêu cổ phần nên được chia cho nhà đầu tư?

Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Định giá của startup tại thời điểm nhận đầu tư.
  • Giá trị khoản đầu tư.
  • Điều khoản trong đầu tư (Term Sheet).

Có một số dạng thức đầu tư mà bạn cần lưu ý như sau:

  • SAFE (Simple agreement for future equity): Thỏa thuận giữa nhà đầu tư và startup về việc cung cấp quyền cho nhà đầu tư mua cổ phần của công ty trong tương lai.
  • Trái phiếu chuyển đổi: Là một dạng vay dành cho các startup nhưng nhà đầu tư có quyền chuyển đổi sang cổ phần với một mức chiết khấu (thông thường là 20-25%)
  • Cổ phần.
Peter Thiel là một trong số những nhà đầu tư đầu tiên của Facebook.

4. Bao nhiêu cổ phần nên được chia cho các cố vấn?

Thông thường, nó sẽ được coi như một phần thưởng cho các cố vấn trong ban cố vấn của bạn. Nó tùy thuộc vào lượng cổ phần bạn có thể dành cho các cố vấn này. Thông thường, các startup sẽ đưa ra mức từ 0,2% – 1% cho các cố vấn.

Paul Agraham – Co-Founder của accelerator nổi tiếng Y-Combinator, là cố vấn của hàng ngàn startup founder ở thung lũng Silicon.

Lời cuối: Không có bất cứ quy định nào về số cổ phần mà bạn nên chia sẻ cho các đối tượng trong Startup của bạn. Nhưng bạn có thể coi những thông tin ở trên như một hướng dẫn để bạn tham khảo. Và luôn ghi nhớ một điều, “Điều gì có lợi nhất cho sự tăng trưởng của Startup của bạn, khi bạn trao đi cổ phần của Startup?”.

Nếu bạn có bất cứ trao đổi nào liên quan đến nội dung bài viết. Đừng ngại liên hệ với mình nhé!

————***————

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây